Với xu hướng đi lại ngày càng nhiều, việc bảo dưỡng xe cộ càng trở nên cần thiết. Những câu hỏi liên tục được đặt ra đó là vệ sinh xe như thế nào? Cần bảo dưỡng những phụ tùng gì? Đôi khi chúng ta chỉ để ý tới những hoạt động cơ bản như thay nhớt, kiểm tra lốp, phanh,… mà bỏ qua những chi tiết bên trong, cụ thể ở đây là tấm lọc gió. Vậy vệ sinh lọc gió như thế nào thì ngay bây giờ hãy cùng LRT tìm hiểu ngay nhé!
Lọc gió là gì?
Lọc gió là lá phổi của xe, là một bộ phận quan trọng với nhiệm vụ lọc đi các loại bụi bẩn trong không khí trước khi đưa vào bộ chế hòa khí và buồng đốt, để tăng hiệu suất vận hành cho động cơ. Thông thường, đối với các dòng xe tay ga thì lọc gió được nằm ở hệ thống dẫn động (hay còn gọi là bộ nồi). Trong khi đó trên xe số phổ thông hay các dòng xe côn tay thì lọc gió được bố trí ở phía trước, gần với bộ phận lốc máy.
Tại sao phải vệ sinh lọc gió
Vệ sinh lọc gió khi nghẹt họng ga lọc gió nặng là việc vô cùng cần thiết. Hiện tượng do lớp bụi, bùn đất đóng trên họng ga gây ra nghẹt họng ga lọc gió có một số bạn thắc mắc bùn đất đâu ra? Bùn đất đóng trên họng ga là hỗn hợp pha trộn giữa nhớt và bụi mịn được hình thành trong quá trình xe vận hành. Có nhiều yếu tố và nguyên nhân hình thành theo các giả thuyết như sau:
Bùn đất tích tụ ở lọc gió
Có một số ý kiến cho rằng trên xe có tấm lọc gió thì bụi đâu ra? Tuy nhiên, bạn cần biết là lỗ trên màn giấy chỉ cản được bụi thô trên 100 micromet và họ phải tẩm lên đó 1 loại dầu đặc biệt để hít lại được bụi mịn bao nhiêu tốt bấy nhiêu, nếu lọc gió bạn dùng là loại lô hay lưới sắt chắc chắn không có chức năng này. Và phần lớn, xe dùng lọc gió kim loại, lọc gió lô rất mau hư xupap, piston, bạc xy lanh, mòn trụ ga,.. sẽ đóng muội than hơn xe dùng lọc gió zin.
Ngoài ra, tấm lọc zin cũng chỉ có khả năng kháng bụi trên 50 micromet. Vậy bụi mịn là tác nhân chính gây ra tình trạng bào mòn động cơ. Để hạn chế thấp nhất bụi mịn thường thì các nhà sản xuất xe dùng 1 loại giấy lọc có đường kính lỗ nhỏ nhất, sau đó tẩm lên 1 lớp dầu đặc biệt, nhằm để giữ bụi mịn ở lại, không bị hút vào buồng đốt gây ra tình trạng bào mòn động cơ.
Các xe có công suất máy lớn sẽ cần nhiều xăng hơn, nhiều gió hơn để tăng cường hỗn hợp nhiên liệu đưa vào buồng đốt. Xăng được đưa vào nhiều hơn nhờ kim phun, lập trình biểu đồ xăng. Gió được đưa vào lưu lượng lớn hơn, họng nạp đường kính to hơn, và chắc chắn tấm lọc gió cần đáp ứng việc khí đi qua nhiều hơn.
Việc động cơ được tăng công suất dĩ nhiên người dùng đã chấp nhận và hiểu rõ việc bào mòn động cơ, nên việc các xe độ dùng lọc trụ hay lọc kim loại lưới mục đích chính để ngăn dị vật như đinh ốc, đá sỏi, bụi lớn thâm nhập buồng đốt phá huỷ động cơ, và chắc chắn các xe này sẽ bị bụi mịn tấn công. Nên thường thấy trên lọc trụ có 1 loại áo choàng vải trang bị thêm trùm kín bên ngoài để ngăn nước và bụi mịn.
Dầu nhớt sệt hoà trộn trong bụi mịn
Lượng khí đi vào bên trong buồng đốt chắc chắn là khí tự nhiên nên dầu nhớt không phải có từ đây, mà dầu nhớt được len lỏi theo các ống thông hơi, ở vòng tua máy cao dầu nhớt chuyển hóa từ dạng thể lỏng sang thể hơi dạng sương. Khi gặp điều kiện nghẹt lọc gió do lâu ngày không vệ sinh thì dầu nhớt mỗi ngày hút lên càng nhiều hơn.
Trên bầu lọc gió luôn có 1 ống nhỏ ngay đáy trong suốt bằng nhựa, đây là ống cảnh báo xe bị tắt lọc gió, tràn nhớt lên bầu lọc, khi xe xuất hiện tình trạng này có nghĩa lọc gió đã nghẹt nặng, hay là các roan phốt đường ống thông hơi máy đã có sự cố cần để kiểm tra. Vì vậy chúng ta thường xuyên vệ sinh tấm lọc gió và kiểm tra định kỳ tránh việc hư hỏng nặng.
Những sự cố khi xe lọc gió bẩn:
Cặn bẩn đất bụi trộn nhớt đóng ở cổ hút là do bụi mịn đã thâm nhập vào do tắt lọc gió, sai lọc gió, và nhớt trong các ống thông gặp vấn đề đưa lên. Khi ống quan sát bầu lọc có nhớt tích tụ cần lập tức kiểm tra lọc gió cổ hút tránh tình trạng hư hỏng nặng tác động xấu lên động cơ chi phí sửa chữa tốn kém.
Lưu ý: Xe zin không can thiệp vào công suất máy không nên dùng lọc gió trụ và lọc lưới kim loại để tránh bụi mịn tràn vào.
Khi xe bị các vấn đề này sẽ hao xăng, hụp ga, mất garanti, chạy không bốc, máy lì, giảm công suất, giảm tuổi thọ độ bền động cơ, hao hụt nhớt không rõ lý do. Và nhiều rủi ro khác, mà chi phí sửa chữa rất tốn kém. Thì một trong những nguyên nhân chính đó là lọc gió đã bị bám bụi bẩn, không còn đảm bảo hiệu suất hoạt động tốt nhất.
Cách vệ sinh lọc gió
Cần vệ sinh lọc gió kiểm tra lọc gió định kỳ từ 3000km đến tối đa 5000km hay 3 tháng đến 6 tháng là tối đa. Sửa chữa kiểm tra khi xe bị nghẹt họng ga lọc gió nặng có hiện tượng tràn nhớt pô e (pô air).
Công việc được thực hiện bởi thợ có chuyên môn, tay nghề tránh sai sót ảnh hưởng động cơ.
Nếu như bạn gặp tình trạng xe khách hàng như trên hoặc xe bạn đang gặp các vấn đề như mô tả, mà chưa có địa chỉ kiểm tra xe tin tưởng, hoặc chưa chắc chắn nguyên nhân, Bạn cần hỗ trợ tư vấn kỹ thuật có thể liên hệ ngay cho chúng tôi qua các kênh sau:
- Nhớt Mannol 7812 có gì hot mà làm mưa làm gió?
- Nước làm mát xe máy LRT Coolant – Giải pháp số 1 cho mọi xe máy
- Vietnam Motor Show 2024 trở lại với chủ đề công nghệ mở tương lai xanh
- CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI THÁNG 10 “COMBO TIẾT KIỆM – SẴN SÀNG LĂN BÁNH “
- LRT VIỆT NAM KHAI TRƯƠNG CHI NHÁNH 005 TẠI PHỐ NAM DƯ, QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI